Dịch vụ bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất chất lượng cao

Dịch vụ bảo vệ sân bay chuyên nghiệp: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam.

Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với 850 ha so với diện tích 750 ha của Sân bay quốc tế Cam Ranh và 650 ha của Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bayquốc tế Đà Nẵng; đứng đầu về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm – quá tải khi lượng hành khách lớn hơn 25 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 6 triệu, (dịch vụ bảo vệ sân bay đà nẵng) Sân bay Đà Nẵng là 3 triệu) và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

Sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không quốc gia Việt Nam, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.

bảo vệ sân bay tân sơn nhất

Ảnh do Dịch vụ bảo vệ Đất Việt sưu tầm (dịch vụ bảo vệ sân bay)

Lịch sử

Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.

Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.

Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.

Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.

Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau khi Việt Nam thống nhất, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

Hoạt động

Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 43 hãng hàng không quốc tế (5 hãng bay theo mùa) đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. Emirates Airlines là hãng hàng không mới nhất có đường bay đến sân bay này (từ 6/2012).

Phí sân bay: 18 đô-la Mỹ (cho các chuyến bay quốc tế). Phí sân bay đã được tính trong vé máy bay. Hành khách không cần phải mua khi đến sân bay như trước đây.

Hạ tầng kỹ thuật

Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng 25R dài 3.048 m rộng 45m, đường băng 25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà ga quốc tế với tám cầu lồng hàng không (bốn cái nhiều hơn ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777-200/300; Airbus A 340-300/500/600, Boeing 747 và Boeing 767.

Từ 25 tháng 2-25 tháng 10, đường băng 25R/07L được đóng cửa để sửa chữa, làm giảm 1/3 năng lực phục vụ của sân bay này, kéo dài thời gian chờ cất và hạ cánh của máy bay trong các giờ cao điểm. 

Nhà ga quốc nội

Sau khi khánh thành nhà ga mới, toàn bộ nhà ga quốc tế cũ được chuyển thành nhà ga quốc nội. Nhà ga quốc nội với diện tích là 20.000m2, công suất phục vụ hành khách đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách; số quầy làm thủ tục check-in: 88 ; số cửa boarding: 14; 4 máy soi chiếu hành lý xách tay; 4 cổng từ, 6 băng chuyền hành lý, 9 cửa kiểm tra an ninh, 2 thang máy, 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng, có thể phục vụ tối đa 6 triệu khách mỗi năm.

Năm 2010, nhà ga nội địa đã phục vụ 8 lượt triệu khách nội địa, đạt công suất tối đa của nhà ga nội địa. Cuối năm 2011, nhà ga nội địa sẽ được nâng cấp và mở rộng nhằm tăng công suất phục vụ và khai thác lên khoảng 15 triệu khách/năm. Các hạng mục sẽ được cải tạo bao gồm tầng trệt nhà ga nội địa rộng khoảng 22.000 m², tầng lầu 2 rộng 17.000 m² và tầng mái khoảng 22.000 m².

Nhà ga nội địa cũng sẽ được mở rộng thêm 1.500 m² về phía nhà ga quốc tế để làm phòng chờ khách đi xe bus. Theo kế hoạch, dự án sẽ bắt đầu từ cuối năm 2011 và việc khai thác các chuyến bay nội địa đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất vẫn diễn ra suốt thời gian triển khai dự án.

Nhà ga quốc tế

Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 15-17 triệu lượt hành khách/năm với tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM – Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda).

Nhà ga có diện tích: 92.920 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m².

Nhà ga được trang bị: 8 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 6 băng chuyền hành lý, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 20 cổng ra máy bay, có thể đáp ứng cùng 1 lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm. Công trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007.

Theo Bộ Giao thông vận tải cho biết, công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất (nội địa và quốc tế) có thể lên đến 25 triệu hành khách/năm.

Tương lai

Theo dự kiến điều chỉnh quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, tới năm 2015, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng được 23,5 triệu lượt khách và hơn 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm.

Trong tương lai, sân bay Tân Sơn Nhất là một trong hai sân bay chính của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, chủ yếu phục vụ khách nội địa. Một sân bay quốc tế mới có công suất thiết kế tối đa 100 triệu lượt hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay Quốc tế Long Thành hiện đang được tiến hành thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Ngày 29 thaùng 04 năm 2005 công ty dịch vụ bảo vệ Đất Việt được chọn làm đối tác cung cấp dịch vụ bảo vệ tại sân bay Tân Sơn Nhất, bảo vệ khu vực kho hàng quốc nội tọa lạc tại địa chỉ 49 Trường sơn, Phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM.

Trong thời gian cung cấp dịch vụ bảo vệ tại sân bay Tân Sơn Nhất, kho hàng quốc nội, đội bảo vệ Đất Việt gặp nhiều khó khăn về mặt an ninh do địa bàn phức tạp, hàng hóa có giá trị cao … vượt qua những khó khăn đó đội bảo vệ Đất Việt luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời có những thành tích người tốt việc tốt trong lúc làm nhiệm vụ bảo vệ tại tòa nhà Văn phòng Khu vực Miền Nam của Vietnam Airlines (VPKVMN) Anh Vũ Đình Châu nhân viên Công ty dịch vụ bảo vệ Đất Việt đã nhặt của rơi trả lại cho người mất.

06/02/2009, Giám đốc Văn phòng Khu vực Miền Nam của Vietnam Airlines (VPKVMN) đã quyết định khen thưởng cho anh Vũ Đình Châu, nhân viên công ty bảo vệ Đất Việt với số tiền một triệu đồng nhằm biểu dương tinh thần trung thực, nêu cao trách nhiệm trong công việc của anh Châu.

Được biết, ngày 02/02/2009, anh Vũ Đình Châu- nhân viên Công ty dịch vụ bảo vệ Đất Việt trong lúc đang làm nhiệm vụ đã nhặt được tài sản trước cửa phòng vé 49 Trường Sơn của chị Phạm Thị Bích Tuyền, thường trú tại 63/15 Lê Lâm, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Tp.HCM là khách hàng đến mua vé máy bay, gồm:

– Tiền mặt: 15.950.000 đ (mười năm triệu chín trăn năm mươi ngàn)

– Các loại giấy tờ: CMND, giấy phép lái xe, 2 giấy đăng ký mô tô, 2 thẻ ngân hàng và một số giấy tờ khác.

Hành động, cử chỉ tốt đẹp của nhân viên bảo vệ Đất Việt góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của Vietnam Airlines đối với khách hàng.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, đây là một hành động tốt đẹp cần nhân rộng trong đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao uy tín của công ty trong lòng khách hàng.

Quý doanh nghiệp quang tâm đến dịch vụ bảo vệ xin vui lòng liên hệ ;

Công ty dch v bo v Đất Vit tại TPHCM – Trụ sở chính

38 Đường số 10, Khu phố 2, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM

Tel : (08) 62833033 – Fax : (08) 62833035

Hotline : 090.88.99.278 – Mr Ô

Email: info@datviet.vn – datviet.hcm@datviet.vn

Dịch Vụ Bảo Vệ Sân Bay Tân Sơn Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *